IDEAS home Printed from https://ideas.repec.org/p/osf/osfxxx/ycwz9.html
   My bibliography  Save this paper

Không hy sinh rừng để phát triển kinh tế - xã hội: Việt Nam lựa chọn lối hài hòa, cân bằng sinh thái ​

Author

Listed:
  • Hoàng, Vương Quân
  • Hoàng, Nguyễn Minh
  • Sơn, Nguyễn Hồng

Abstract

Rừng là một phần cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái Trái đất và con người. Rừng chiếm 75% tổng sản lượng sơ cấp của sinh quyển Trái đất và chứa 80% sinh khối thực vật của Trái đất. Sản lượng sơ cấp ròng rừng cung cấp ước tính là 21,9 gigaton (GT) sinh khối mỗi năm đối với rừng nhiệt đới, 8,1 GT đối với rừng ôn đới và 2,6 GT đối với rừng phương Bắc. Đất và rừng luôn có mối liên hệ nội tại. Trong hàng triệu năm, đất đã cung cấp nền tảng cần thiết cho toàn bộ hệ sinh thái rừng phát triển. Ở chiều ngược lại, rừng giúp đảm bảo sự màu mỡ của đất cho thực vật tiếp tục sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học và thực hành lâm nghiệp đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng các động lực thúc đẩy xu hướng phá rừng trong 3-4 thập kỷ gần đây và cho rằng việc phá rừng, cụ thể là rừng nhiệt đới, diễn ra như là kết quả đồng thời của nhiều nguyên nhân, chứ không phải một nguyên nhân đơn lẻ nào. Các nguyên nhân đấy bao gồm nhưng không giới hạn ở việc chăn nuôi gia súc, khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp, thu gom củi, sản xuất than củi, mở rộng đồn điền lấy gỗ, dầu cọ, khai thác mỏ trên bề mặt, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, cháy rừng hoặc các thảm họa thiên nhiên khác. Tác động của các nguyên nhân này lên việc phá rừng thường rất phức tạp và khác nhau theo từng vùng, nhưng chúng chủ yếu liên quan đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất và áp lực do con người gây ra. Ở Việt Nam, rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra sinh kế cho người dân sống trong hoặc gần rừng và ở các vùng miền núi Việt Nam. Nó giúp tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho khoảng 25% dân số Việt Nam sống ở miền núi. Đấy là trước đây. Khi các nước dần áp dụng nghiêm ngặt thuế carbon với các mặt hàng nhập khẩu, thì rừng không chỉ giúp bảo đảm sinh kế cho người dân miền núi mà thậm chí còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sinh kế cho cả quốc gia.

Suggested Citation

  • Hoàng, Vương Quân & Hoàng, Nguyễn Minh & Sơn, Nguyễn Hồng, 2023. "Không hy sinh rừng để phát triển kinh tế - xã hội: Việt Nam lựa chọn lối hài hòa, cân bằng sinh thái ​," OSF Preprints ycwz9, Center for Open Science.
  • Handle: RePEc:osf:osfxxx:ycwz9
    DOI: 10.31219/osf.io/ycwz9
    as

    Download full text from publisher

    File URL: https://osf.io/download/654a0988c9ac3f04d02f794f/
    Download Restriction: no

    File URL: https://libkey.io/10.31219/osf.io/ycwz9?utm_source=ideas
    LibKey link: if access is restricted and if your library uses this service, LibKey will redirect you to where you can use your library subscription to access this item
    ---><---

    More about this item

    Statistics

    Access and download statistics

    Corrections

    All material on this site has been provided by the respective publishers and authors. You can help correct errors and omissions. When requesting a correction, please mention this item's handle: RePEc:osf:osfxxx:ycwz9. See general information about how to correct material in RePEc.

    If you have authored this item and are not yet registered with RePEc, we encourage you to do it here. This allows to link your profile to this item. It also allows you to accept potential citations to this item that we are uncertain about.

    We have no bibliographic references for this item. You can help adding them by using this form .

    If you know of missing items citing this one, you can help us creating those links by adding the relevant references in the same way as above, for each refering item. If you are a registered author of this item, you may also want to check the "citations" tab in your RePEc Author Service profile, as there may be some citations waiting for confirmation.

    For technical questions regarding this item, or to correct its authors, title, abstract, bibliographic or download information, contact: OSF (email available below). General contact details of provider: https://osf.io/preprints/ .

    Please note that corrections may take a couple of weeks to filter through the various RePEc services.

    IDEAS is a RePEc service. RePEc uses bibliographic data supplied by the respective publishers.