IDEAS home Printed from https://ideas.repec.org/p/osf/osfxxx/dg9sx.html
   My bibliography  Save this paper

Bằng chứng cuộc sống: suy ngẫm về phát triển bền vững Việt Nam

Author

Listed:
  • Chiến, Bạch Ngọc
  • Hoàng, Vương Quân

Abstract

Cuốn sách muốn hoàn thành một số khiêm tốn mục tiêu sau: Thứ nhất, sự sống của một dân tộc không chỉ giới hạn trong ý niệm đơn thuần của phương tiện kinh tế, và dứt khoát không phải là homo oeconomicus (không gian sinh tồn chứa đầy các yếu tố cân bằng, bất cân bằng, quá trình tiến hóa, thích nghi). Mặt khác, phương tiện kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng, trở thành một hệ thống trung tâm, và tác động mạnh lên các thành phần khác của chỉnh thể quốc gia. Điều này bây giờ không còn xa lạ, nhưng mới chỉ những năm 1980 thì không thể coi là nhận thức phổ biến. Dù quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tính đến năm 2016 đã trải qua 3 thập kỷ với nhiều thành tựu, ý niệm không gian kinh tế, hệ văn hóa - tâm lý xã hội, và quá trình kiến tạo các bộ phận - từ thị trường tới cơ quan quản lý - vẫn còn ngổn ngang những mục tiêu chưa hoàn thành, thậm chí không biết bao giờ mới hoàn thành. Tương tự thế giới tự nhiên, hệ thống xã hội cũng tiến hóa, từ kinh tế tới văn hóa, chính trị, v.v.. Sự tiến hóa nhằm đáp ứng thách thức môi trường, giải quyết những vấn đề mà sự vận động (và “trao đổi chất”) sinh ra và duy trì sự sống trong tương lai. Thứ hai, trong đời sống kinh tế - xã hội tồn tại nhiều ý niệm và vấn đề thoạt đầu thường hay được mặc định là đã rõ ràng hay tường tận, nhưng thực ra không phải vậy. Vì thế, chúng ta ngày càng thấy rõ giá trị sâu sắc của những bằng chứng khoa học. Có những bằng chứng khi xuất hiện làm thay đổi cả cách định nghĩa một sự vật, hiện tượng tưởng như đã rất quen thuộc. Ở khía cạnh khác, trong khoa học kinh tế, nhiều khi các bằng chứng thu được ở các giai đoạn lịch sử và không gian kinh tế khác nhau, lại không nhất trí với một mệnh đề được coi là thuyết phục (trước khi kiểm định). Một ví dụ là thuyết cân bằng sức mua đồng tiền hay còn gọi là sức mua tương đương (PPP) được Gustav Kassel (1866-1945) nêu lên đầu thế kỷ XX, ngày nay vẫn được sử dụng làm cơ sở cho sự can thiệp của ngân hàng trung ương để ổn định thị trường tiền tệ. Từ nửa sau thế kỷ XX đến thế kỷ XXI, hàng trăm nghiên cứu quy mô, thiết kế kỹ lưỡng, sử dụng nhiều bộ dữ liệu trải qua các thời kỳ biến động khác nhau của lịch sử nhân loại, đã được tiến hành. Thực tế cho thấy, khoảng 1/2 số kết quả tìm được cung cấp bằng chứng ủng hộ PPP; và 1/2 còn lại thì không. Với Việt Nam, cách tiếp cận bằng chứng thực nghiệm lại càng có giá trị, vì cả nền kinh tế lẫn khoa học - tồn tại với tư cách các hệ thống - đều có lịch sử tương đối ngắn, trong đó ý niệm bằng chứng thực nghiệm kinh tế lại càng mới mẻ hơn, chỉ mới tồn tại khoảng hai thập niên gần đây. Cuối cùng là mục tiêu hướng đến phương pháp và năng lực thiết kế, tổ chức, thực thi những kế hoạch phù hợp, trong điều kiện bị ràng buộc về nguồn lực và đối diện với những thay đổi khó, hoặc hầu như không thể dự báo sớm. Như vậy, khái niệm tốt nhất rất khó xác định cũng như đánh giá. Dường như trước mục tiêu rất thách thức này, ta khó có thể đòi hỏi sự hoàn hảo hay sự chắc chắn của kết cục (mong muốn). Tuy vậy, ta có quyền hy vọng rằng, trong khi nỗ lực tối đa đạt hai mục tiêu trên, mục tiêu thứ ba sẽ được hỗ trợ, và một phần đáng kể thách thức sẽ được hóa giải, dựa trên nguyên lý gọi là “hợp lý cực đại”.

Suggested Citation

  • Chiến, Bạch Ngọc & Hoàng, Vương Quân, 2015. "Bằng chứng cuộc sống: suy ngẫm về phát triển bền vững Việt Nam," OSF Preprints dg9sx, Center for Open Science.
  • Handle: RePEc:osf:osfxxx:dg9sx
    DOI: 10.31219/osf.io/dg9sx
    as

    Download full text from publisher

    File URL: https://osf.io/download/62029d04370e6c0a35f3eb9b/
    Download Restriction: no

    File URL: https://libkey.io/10.31219/osf.io/dg9sx?utm_source=ideas
    LibKey link: if access is restricted and if your library uses this service, LibKey will redirect you to where you can use your library subscription to access this item
    ---><---

    More about this item

    Statistics

    Access and download statistics

    Corrections

    All material on this site has been provided by the respective publishers and authors. You can help correct errors and omissions. When requesting a correction, please mention this item's handle: RePEc:osf:osfxxx:dg9sx. See general information about how to correct material in RePEc.

    If you have authored this item and are not yet registered with RePEc, we encourage you to do it here. This allows to link your profile to this item. It also allows you to accept potential citations to this item that we are uncertain about.

    We have no bibliographic references for this item. You can help adding them by using this form .

    If you know of missing items citing this one, you can help us creating those links by adding the relevant references in the same way as above, for each refering item. If you are a registered author of this item, you may also want to check the "citations" tab in your RePEc Author Service profile, as there may be some citations waiting for confirmation.

    For technical questions regarding this item, or to correct its authors, title, abstract, bibliographic or download information, contact: OSF (email available below). General contact details of provider: https://osf.io/preprints/ .

    Please note that corrections may take a couple of weeks to filter through the various RePEc services.

    IDEAS is a RePEc service. RePEc uses bibliographic data supplied by the respective publishers.